Ba trong số các NH nhóm Big 4 tăng lãi suất huy động hơn 1%/năm. Thị trường 28/9
2022-09-28 11:35:05
more 
507
Ba trong số các NH nhóm Big 4 tăng lãi suất huy động hơn 1%/năm. Thị trường 28/9 © Reuters

– Thị trường Việt Nam phiên giao dịch hôm nay, thứ Tư ngày 28/9, sẽ có những tin tức mới: Ba trong số các NH nhóm Big 4 tăng lãi suất huy động hơn 1%/năm, VCCI đề nghị giảm toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và khủng khoảng năng lượng tại châu Âu tác động gì đến nhóm ngành thép khu vực? Dưới đây là nội dung chính.

1. Vietcombank, VietinBank, Agribank vừa tăng tăng lãi suất huy động lên hơn 1%/năm

Sáng 27/9, Vietcombank (HM:VCB) đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới và tăng mạnh 0,8-1,3%/năm ở nhiều kỳ hạn, theo đó:

  • Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank tăng 1% lên 4,1-4,4%/năm, vẫn còn thấp hơn với với trần quy định (5%/năm). Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng 0,8%/năm lên 6,4%/năm. Từ kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tăng 1% lên 6,4%/năm.
  • Với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng lên 4,6%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4,9%/năm, cao hơn 1,2-1,3% so với biểu lãi suất cũ. Kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng hình thức gửi online có mức lãi suất cao nhất là 6,8%/năm, tăng 1% so với trước đó.

Cũng trong cùng ngày, VietinBank (HM:CTG) thông báo cập nhật biểu lãi suất huy động với các kỳ hạn:

  • Lãi suất kỳ hạn 1 tháng – dưới 3 tháng của nhà băng này đã tăng thêm 1% lên 4,1%/năm, lãi suất từ 3 tháng – dưới 6 tháng tăng lên 4,4%/năm.
  • Với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất mới 6,4%/năm, cao hơn 0,8%/năm so với trước.

Agribank cũng có bước điều chỉnh tương tự, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng cao nhất là 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,4%/năm. Ngoài ra, đáng chú ý, Agribank tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên 0,3%/năm trong khi đa số các ngân hàng khác niêm yết 0,1%/năm.

Trước đó, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành từ 23/9, hàng loạt ngân hàng tư nhân cũng tăng lãi suất huy động từ ngày 23, 24/9. Trong khi đó, các ngân hàng Big 4 đã giữ nguyên biểu lãi suất cho đến hôm nay 27/9 mới có động thái điều chỉnh.

2. VCCI đề nghị giảm toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Bộ Tài chính về lâu dài xem xét, đánh giá tác động và miễn giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng và tối đa 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) với xăng, dầu. Đây có thể là phương án sử dụng trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao bất thường.

Hiện trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu có 4 loại thuế: nhập khẩu, bảo vệ môi trường, tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (VAT). Ngoài ra còn có các loại chi phí, như lợi nhuận định mức, chi phí định mức, vận chuyển... chiếm khoảng 5-6%.

Từ 11/7, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã giảm về kịch khung theo thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, còn 1.000 đồng với mỗi lít xăng, dầu 500-700 đồng một lít, kg.

Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện đánh trên mỗi lít xăng (dầu không chịu thuế này) là 10%. Nếu giảm một nửa thuế như đề xuất của Bộ Tài chính, mức thuế suất áp trên mỗi lít xăng là 5%.

3. Khủng khoảng năng lượng tại châu Âu tác động gì đến nhóm ngành thép khu vực?

Trên thị trường thép châu Âu, việc giá khí đốt tăng đang có tác động trực tiếp tới hoạt động của các nhà máy thép ở đây cũng như sản lượng thép. Nếu tình hình này kéo dài nhiều năm, những ngành sản xuất của châu Âu như thép chẳng hạn sẽ bị tê liệt hoàn toàn.

Từ đầu mùa hè, các nhà máy thép tại châu Âu đã bắt đầu phải dừng phần nào các hoạt động sản xuất do khu vực đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguyên vật liệu. Giá năng lượng quá cao cũng khiến sản lượng bị giảm từ 30 đến 50%. Nga cắt khí đốt tới châu Âu, khiến giá năng lượng tăng vọt mà năng lượng lại rất cần cho việc vận hành các nhà máy thép của EU. Trong khi đó, châu Âu đang tăng cường nhập khẩu thép từ châu Á. Năm 2021 mức nhập khẩu chỉ khoảng 25%, nhưng năm nay có thể lên tới 40%.

Nếu tình hình này kéo dài nhiều năm, những ngành sản xuất của châu Âu như thép chẳng hạn sẽ bị tê liệt hoàn toàn. Thậm chí, châu Âu sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu kim loại từ bên ngoài. Đây là điều không mong muốn.

Năm ngoái ngành thép đóng góp hơn 80 tỷ USD cho kinh tế châu Âu, và có hơn 330 nghìn lao động. Mặc dù Uỷ ban châu Âu EC đang nỗ lực bảo vệ ngành này nhưng có một thực tế là giá năng lượng bây giờ cao tới mức kể cả nhập khẩu cộng thêm thuế bảo hộ vào thì vẫn rẻ hơn là tự sản xuất, theo McKinsey.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。