Doanh nghiệp BĐS chịu tác động gì từ Thông tư 16. Thị trường Việt Nam 29/11
2021-11-29 11:30:22
more 
630
Doanh nghiệp BĐS chịu tác động gì từ Thông tư 16. Thị trường Việt Nam 29/11 © Reuters

– Thị trường Việt Nam khởi động phiên giao dịch đầu tuần mới với 3 tin tức: Thông tư 16 của NHNN đề cập đến hai vấn đề gồm ngân hàng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích đảo nợ hoặc phát hành để thâu tóm doanh nghiệp khác. Vậy, doanh nghiệp BĐS chịu tác động gì từ Thông tư này? Cải thiện hệ thống chính sách và khuôn khổ pháp lý dựa trên thực tiễn thương mại quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Và Trung Quốc sắp lập sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số… Dưới đây là nội dung chi tiết tin tức mới nhất hôm nay thứ Hai ngày 29/11.

1. Doanh nghiệp BĐS chịu tác động gì từ Thông tư 16

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 16 (tháng 11/2021) quy định việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua/bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Thông tư quy định rằng, tổ chức tín dụng sẽ không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; Trái phiếu doanh nghiệp phát hành có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động. Theo chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long, Thông tư 16 sẽ có tác động đặc biệt đến các doanh nghiệp bất động sản.

Thông tư 16 của NHNN đề cập đến hai vấn đề nóng: Các ngân hàng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành với mục đích đảo nợ hoặc phát hành để thâu tóm doanh nghiệp khác. Thực tế nhiều doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn (5 – 10 năm) nhưng trái chủ được quyền bán lại cho doanh nghiệp phát hành sau 1 năm. Thực chất đây là trái phiếu ngắn hạn và một lượng lớn trái phiếu phát hành mới là để mua lại (đảo nợ) trái phiếu cũ. Hay một hiện tượng khác tương đối phổ biến là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát hành trái phiếu để đi thâu tóm các dự án. Đây là nghiệp vụ Leverage Buyout (LBO), tức là vay tiền để đi thâu tóm.

Trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản chiếm gần 46% tổng lượng trái phiếu phát hành, tương ứng 201.900 tỷ đồng. Theo báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của CTCP Chứng khoán SSI (HM:SSI), trong nhóm trái phiếu doanh nghiệp, tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản sẽ hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu/cổ phần của chính doanh nghiệp phát hành. Nếu tính các trái phiếu BĐS được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là hơn 140.000 tỷ đồng (chiếm 67% tổng lượng trái phiếu BĐS phát hành 9 tháng đầu năm). Tỷ trọng các doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo cũng tương đối cao, chiếm 15,8% tổng lượng phát hành. Trong đó, một số lượng lớn doanh nghiệp không niêm yết nên khả năng tiếp cận các thông tin tài chính của các doanh nghiệp này bị hạn chế. Đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong trường hợp dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản không được đảm bảo nếu hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và sẽ không trả được nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Với Thông tư 16, Chuyên gia tài chính Phan Lê Thành Long cho rằng đây không khác gì "Lằn ranh đỏ" phiên bản Việt Nam, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn, để tạo van nắn dòng vốn tín dụng không chảy vào những lĩnh vực nóng có thể gây bất ổn vĩ mô.

2. Cải thiện chính sách để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA

Ông Giorgio Aliberti, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, “Hiện nay tiềm năng đầu tư từ khu vực châu Âu vẫn còn rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực có giá trị cao. EuroCham cam kết sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lộ trình phát triển bền vững để mang lại những cơ hội đầu tư tốt hơn trong tương lai cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước”.

Đầu năm 2021, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đã đánh giá rất tích cực và lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam; đồng thời, ghi nhận chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) trong quý 1 năm 2021 của Việt Nam đạt 73,9 điểm, mức cao nhất kể từ quý 3/2019, trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện và ảnh hưởng đến nền thương mại và đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 với làn sóng thứ tư xuất hiện và lan rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã khiến chỉ số BCI giảm gần 30 điểm trong quý 2/2021 xuống chỉ còn 45,8 điểm.

Thực tế cho thấy, tương tự xu hướng chung trên toàn thế giới, đại dịch đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh toàn cầu. Chỉ số BCI theo đánh giá của EuroCham cũng sụt giảm là do sự tái bùng phát của đại dịch COVID-19, không phản ánh sự phát triển của Việt Nam hay chính sách của Chính phủ. Bởi lẽ, nhờ các biện pháp hiệu quả và kịp thời của Chính phủ, bao gồm cả biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và các gói kích thích kinh tế, một số hoạt động kinh doanh vẫn có thể duy trì ngay cả trong giai đoạn dịch COVID-19.

 Cũng trong bối cảnh đại dịch, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 11% trong 12 tháng đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA; trong đó, xuất khẩu của EU tăng 12%.

Năm 2021 là một năm đầy thách thức, khó khăn chưa từng có đối với Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang xúc tiến xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

Trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam và EU sẽ chứng kiến việc mở cửa thị trường, cùng với thuế quan giảm dần mở ra một làn sóng thương mại mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai phía. Mặc dù những vấn đề gặp phải trong năm 2021 đã thay đổi, nhưng các giải pháp về thương mại tự do, công bằng và dựa trên quy tắc vẫn còn nguyên vẹn. Nếu hai bên cùng hợp tác, kết nối để giải quyết các vấn đề và cùng nhau chia sẻ phương pháp, tin rằng công cuộc phục hồi sau đại dịch sẽ nhanh chóng đạt kết quả; hướng tới tương lai tươi sáng thịnh vượng hơn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.

3. Trung Quốc sắp lập sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số

Động thái mới nhất về việc thiết lập sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số diễn ra sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Bắc Kinh ra mắt vào tuần trước. Kế hoạch chi tiết của Hội đồng Nhà nước cũng đã kêu gọi “các ngân hàng đủ điều kiện” tham gia vào một chương trình thí điểm để thành lập các ngân hàng kỹ thuật số không chi nhánh, chỉ hoạt động trực tuyến. Nó cũng thúc giục các bên cho vay thành lập những tổ chức hoạt động dành riêng cho đồng NDT kỹ thuật số.

Đợt thí điểm đầu tiên của các ngân hàng này đã được cấp phép từ năm 2014. Tuy nhiên, khi chính phủ có kế hoạch tăng cường thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT kỹ thuật số thì các chính sách có thể được nới lỏng cũng như toàn diện hơn.

Hiện nay, ở Trung Quốc đang có ít nhất 5 ngân hàng kỹ thuật số trong nước, bao gồm WeBank do Tencent (HK:0700) hậu thuẫn, MYbank - chi nhánh của Alibaba (NYSE:BABA) và Ngân hàng Sichuan Xiwang được hỗ trợ bởi nhánh fintech của gã khổng lồ điện thoại thông minh Xiaomi.

Một số ngân hàng Trung Quốc khác chẳng hạn như Ngân hàng Truyền thông và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng đồng NDT kỹ thuật số để hỗ trợ đăng ký quỹ đầu tư.

Statement:
The content of this article does not represent the views of fxgecko website. The content is for reference only and does not constitute investment suggestions. Investment is risky, so you should be careful in your choice! If it involves content, copyright and other issues, please contact us and we will make adjustments at the first time!

Related News

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。