Kế hoạch của ông Trump đối với Fed sẽ làm tái diễn tình trạng lạm phát của thập niên 1970 Theo Vietstock
2024-05-18 12:30:08
more 
1931

Vietstock - Kế hoạch của ông Trump đối với Fed sẽ làm tái diễn tình trạng lạm phát của thập niên 1970

Cựu Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rằng ông là người ưa chuộng lãi suất thấp và yếu trong nhiệm kỳ của mình. Ông cũng được cho là đang lên kế hoạch hủy bỏ sự độc lập của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nếu ông trở lại Nhà Trắng vào năm 2025. Nếu điều đó xảy ra, sẽ là một liều thuốc độc đối với nền kinh tế Mỹ.

Những quan điểm lỗi thời của ông Trump

Lạm phát thấp là điều không thể xem thường trong vòng 3 năm trở lại đây. Các cố vấn của cựu Tổng thống Donald Trump đang thảo luận về một phương pháp tiếp cận mới và nguy hiểm đối với chính sách tiền tệ, dù lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Nếu kế hoạch này được thực hiện trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, điều này sẽ phá hủy những nỗ lực bền bỉ của Fed trong nhiều thập niên khi cố gắng giảm lạm phát một cách ít hoặc không gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế thực từ gần 4% xuống còn khoảng 3% hàng năm kể từ năm 2022.

Các cố vấn của ông Trump được cho là đang xem xét 2 sự thay đổi chính sách bổ sung. Đề xuất đầu tiên được cho là liên quan đến việc tăng cường sự kiểm soát trực tiếp của Tổng thống đối với các quyết định về lãi suất và quy định của Fed. Đồng thời, đội ngũ cố vấn thương mại của ông Trump, do cựu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer dẫn đầu, dường như đang muốn làm yếu tỷ giá hối đoái của .

Mặc dù một số cố vấn của ông Trump phủ nhận kế hoạch làm mất giá , nhưng sở thích của vị cựu Tổng thống đã được thể hiện rõ ràng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, thông qua mức lãi suất thấp và suy yếu. Các chính sách được đề xuất sẽ giúp ông Trump bác bỏ sự độc lập của Fed một cách dễ dàng hơn và đạt được cả 2 mục tiêu. Kết quả này sẽ là liều thuốc độc gây lạm phát cao.

Nguồn: Internet

Sự mong muốn yếu hơn của ông Trump xuất phát từ việc ông cho rằng đang “quá mạnh” và Lighthizer cũng đồng tình. Điều này làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt đỏ ở thị trường nước ngoài và hàng nhập khẩu của Mỹ rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn. Cả Trump và Lighthizer đều coi đây là vấn đề vì trong bối cảnh thương mại không có sự cân bằng (nhập khẩu bằng giá trị xuất khẩu), Mỹ đang tài trợ cho thâm hụt thương mại của mình bằng cách vay mượn hoặc nhượng lại tài sản trong nước cho các thực thể nước ngoài.

Nhưng cách hiểu này phản ánh một quan điểm hạn hẹp từ thế kỷ 17 về thương mại và kinh tế. Trên thực tế, dòng vốn vào sẽ được sử dụng để xây dựng các nhà máy mới, thúc đẩy sử dụng tốt hơn các tài sản hiện có của Mỹ hoặc tài trợ cho các khoản đầu tư và doanh nghiệp trong nước, với những tác động tích cực lan tỏa đến người lao động và các công ty Mỹ.

Để chắc chắn, người ta có thể tranh luận rằng một mức thâm hụt thương mại thấp hơn sẽ kích cầu đối với các sản phẩm của Mỹ, từ đó tạo ra việc làm. Nhưng với việc Mỹ đã đạt đến trạng thái toàn dụng lao động, Fed đang duy trì lãi suất cao để kiềm chế nhu cầu và hạ nhiệt lạm phát. Fed đã được hỗ trợ trong nhiệm vụ này bởi một mạnh hơn. Nếu trở nên yếu hơn thì sẽ có tác động ngược lại. Hơn nữa, giống như các mức thuế quan mà Trump và Lighthizer ưa chuộng, yếu hơn sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng bằng cách đẩy giá lên cao đối với các hàng hóa chứa nhiều thành phần nhập khẩu.

Các lựa chọn chính sách đều không khả thi hoặc có hại

Ngay cả khi yếu hơn và cân bằng thương mại là những mục tiêu đáng giá thì các lựa chọn chính sách để đạt được chúng đều không khả thi hoặc có hại. Ví dụ: Kho bạc Mỹ và Fed có thể mua chứng khoán bằng ngoại tệ và bán trái phiếu bằng USD. Nhưng do doanh thu hàng ngày của thị trường ngoại hối đạt gần 8 ngàn , các giao dịch mua này sẽ cần được thực hiện trên quy mô lớn. Điều này sẽ khiến bảng cân đối kế toán của  Chính phủ Mỹ bị tổn thất lớn nếu mạnh lên.

Sự can thiệp vào thị trường tiền tệ có thể hiệu quả hơn nếu các đồng minh của Mỹ ủng hộ nó, giống như họ đã từng ủng hộ Hiệp định Plaza năm 1985. Nhưng, trong khi các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng lo lắng về sự mất tiền của họ thì hầu hết các quốc gia khác lại không như vậy và sẽ cần phải thuyết phục. Và điều này gần như không khả thi trong bối cảnh Trump đang đe dọa rút khỏi NATO.

Việc Mỹ đe dọa áp thuế đối với các quốc gia được coi là duy trì đồng tiền yếu sẽ gây thêm bất ổn cho thương mại toàn cầu, có khả năng gây tổn hại đến đầu tư và tăng trưởng. Hơn nữa, tôi nghi ngờ rằng bất kỳ điều nào trong số này có thể cải thiện đáng kể cán cân thương mại của Mỹ.

Điều chỉnh lãi suất là cách đáng tin cậy hơn để tác động đến giá trị của . Nhưng do các ngân hàng trung ương nước ngoài khó có thể tăng lãi suất và có nguy cơ đẩy nền kinh tế của họ vào suy thoái chỉ để phục vụ ông Trump. Khi đó, Fed sẽ chịu áp lực phải hạ lãi suất sớm. Chiến lược này sẽ gây lạm phát và tự hủy hoại vì giá trong nước cao hơn sẽ bù đắp bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí tiềm năng nào cho người mua nước ngoài mà yếu hơn có thể mang lại. Tuy nhiên, đây có thể là con đường ít gặp trở ngại nhất nếu ông Trump cố gắng thiết lập quyền kiểm soát lớn hơn của Tổng thống đối với chính sách của Fed, mặc dù điều đó có thể dễ dàng làm xấu đi cán cân thương mại của Mỹ cũng như cải thiện nó.

Một cách chắc chắn để làm suy yếu và giảm thâm hụt thương mại của Mỹ là giảm thâm hụt tài khóa đang ngày càng tăng của Chính phủ liên bang, tạo điều kiện cho Fed hạ lãi suất sớm hơn trong khi vẫn kiểm soát lạm phát. Mặc dù chính sách này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho Mỹ và nền kinh tế toàn cầu, nhưng nó hầu như không nhận được sự ủng hộ chính trị từ cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa, kể cả ông Trump.

Khi lạm phát toàn cầu tăng vọt sau đại dịch COVID-19, một số nhà quan sát lo ngại nguy cơ quay trở lại tình trạng của thập niên 1970. Lạm phát cao và dai dẳng khiến đời sống kinh tế trở nên khó khăn và căng thẳng hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Như trước đó, phải có một cuộc suy thoái kinh tế quốc tế sâu sắc mới khôi phục được sự ổn định về giá cả. Tuy nhiên, lần này, lạm phát giảm nhanh chóng mà không cần phải suy thoái sâu do áp lực chuỗi cung ứng giảm bớt và Fed cùng với các ngân hàng trung ương khác đã hành động dứt khoát để hạn chế nhu cầu bằng cách tăng lãi suất.

Trọng tâm của thành công này là kỳ vọng lạm phát dài hạn của thị trường vẫn được duy trì. Hành động của các ngân hàng trung ương, cùng với sự nhất quán của họ trong nhiều thập niên và tính độc lập về mặt thể chế, đã củng cố niềm tin rằng những nỗ lực kiềm chế lạm phát của họ sẽ có hiệu quả.

Những diễn biến tích cực này sẽ không thể xảy ra trong một thế giới mà chính sách tiền tệ bị chính trị hóa, dưới sự kiểm soát của Tổng thống và tập trung vào giá trị bên ngoài của hơn là giá trị bên trong quan trọng hơn nhiều của nó. Các kế hoạch của ông Trump đối với Fed và là tấm vé một chiều quay trở lại thời kỳ hỗn loạn lạm phát của thập niên 1970.

Giới thiệu về tác giả Maurice Obstfeld

Ông Maurice Obstfeld là cựu Kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học California, Berkeley.

Nguồn: Internet

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Maurice Obstfeld

Thế Phong

声明:
本文内容不代表FxGecko网站观点,内容仅供参考,不构成投资建议。投资有风险,选择需谨慎! 如涉及内容、版权等问题,请联系我们,我们会在第一时间作出调整!

相关文章

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。