Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga Theo Vietstock
2022-05-17 16:05:04
more 
220
Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga

Vietstock - Giá dầu có thể lao dốc xuống 65 USD/thùng nếu EU không thể cấm dầu Nga

Một yếu tố chính khiến giá dầu thô đang giao dịch ở mức cao là do lo ngại của thị trường về lệnh cấm xuất khẩu dầu Nga sang Liên minh châu Âu (EU).

Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: TheMoscowtimes.com/TTXVN

Trước khi xảy ra cuộc chiến ở Ukraine, châu Âu đã nhập khẩu khoảng 2,7 triệu thùng dầu thô Nga/ngày và 1,5 triệu thùng sản phẩm dầu khác/ngày, chủ yếu là dầu diesel. Tuy nhiên, lo ngại nói trên bị thổi phồng quá mức vì một số lý do. Loại bỏ yếu tố gây sợ hãi đặc biệt này trong giá dầu sẽ cho phép giá dầu trong năm nay quay trở lại mức như hồi tháng 9/2021, tức là khoảng 65 USD/thùng dầu Brent.

Lý do chính khiến EU sẽ không thể cấm dầu Nga một cách hiệu quả vì lệnh cấm này đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của tất cả 27 nước thành viên. Ngay cả trước khi 27 quốc gia thành viên EU nhóm họp vào ngày 8/5 để thảo luận về việc thúc đẩy lệnh cấm dầu Nga, Hungary và Slovakia đã nói rõ rằng họ sẽ không bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm.

Các nước EU khác phụ thuộc nhiều vào đường ống Nam Druzhba của Nga chạy qua Ukraine và Belarus cũng đã nói rõ rằng không sẵn sàng ủng hộ lệnh cấm dầu Nga. Trong đó, nước phản đối mạnh nhất là Séc - nước nhập 68.000 thùng/ngày, tương đương 50% tổng nhập khẩu - và Bulgaria – nước gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt từ tập đoàn dầu khí quốc doanh Gapzrom của Nga. Bulgaria còn có nhà máy lọc dầu duy nhất thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga là Lukoil, cung cấp hơn 60% tổng nhu cầu nhiên liệu.

Các quốc gia thành viên EU cũng đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu dầu của Nga là Litva (185.000 thùng/ngày, tương đương 83% tổng lượng dầu nhập khẩu năm 2021) và Phần Lan (185.000 thùng/ngày, tương đương 80% tổng lượng dầu nhập khẩu).

Ngay cả các đề xuất thỏa hiệp mà EU đưa ra để cho phép Hungary và Slovakia tiếp tục sử dụng dầu Nga cho đến cuối năm 2024 và cho Cộng hòa Séc đến tháng 6/2024 cũng không đủ để khiến hai nước này ngừng phản đối đề xuất cấm dầu Nga của EU.

Một số quốc gia thành viên EU đã nói rõ rằng họ sẽ phủ quyết mọi đề xuất cấm nhập khẩu dầu (hoặc khí đốt) của Nga. Không chỉ các nước này và bản thân cơ quan hành pháp của EU là Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã tìm cách tốt nhất để tiếp tục thanh toán tiền nhập khẩu dầu và khí đốt Nga mà không vi phạm lệnh trừng phạt, trong đó có lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt.

Ngoài ra, bản thân quốc gia “đầu tàu” EU là Đức không chắc chắn về vấn đề cấm dầu Nga. Đức cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu cấm dầu và khí đốt Nga vì Đức nhập nhiều dầu thô nhất từ ​​Nga vào năm 2021 so với các quốc gia EU khác: trung bình là 555.000 thùng/ngày, tương đương 34% tổng lượng dầu nhập khẩu trong năm đó. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức đã chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga nhưng trong thực tế, Đức vẫn chưa thể tìm được nguồn năng lượng thay thế trong dài hạn.

Ông Habeck kết luận rằng giá nhiên liệu có thể tăng và lệnh cấm dầu Nga trong một vài tháng nữa sẽ giúp Đức có thời gian để tự tổ chức lại vấn đề này.

Thiếu vai trò lãnh đạo rõ ràng của Đức trong EU là một lý do giải thích tại sao EU sẽ không sớm đưa ra được lệnh cấm dầu và khí đốt Nga. Nếu có thì cũng có khả năng lệnh cấm sẽ có nhiều lỗ hổng, giống như các lệnh cấm và trừng phạt trước đó với Iran.

Động thái chưa dứt khoát của Đức và EU trong cấm dầu Nga đã khiến giá dầu cao hơn mức cần thiết.

Về phía nguồn cung, vẫn có những cam kết nhất định từ Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm về tăng đáng kể nguồn cung năng lượng trong nước vào cuối năm nay. Mỹ cũng đang tìm cách để có thêm ít nhất 3 triệu thùng/ngày trong nguồn cung mới toàn cầu.

Ngoài ra, vẫn có triển vọng Mỹ và một số nước sẽ xả kho dầu chiến lược lần nữa. Mỹ cũng có thể gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng.

Về phía cầu, tình trạng phong tỏa phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc vẫn làm giảm mức cầu về dầu và chưa thấy dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách phòng chống dịch bệnh hiện nay. Ngoài ra, một loạt các đợt tăng lãi suất của Mỹ đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở những nơi khác.

Điều đáng chú ý là ngay cả khi không có những yếu tố giảm giá nói trên, dầu thô Brent đã chỉ có giá ở mức khoảng 65 USD/thùng vào tháng 9/2021 – trước thời điểm tình báo Mỹ nhận thấy Nga có các chuyển động quân sự rất bất thường ở biên giới Ukraine sau khi kết thúc cuộc tập trận chung Nga-Belarus.

Thùy Dương

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。