Chuỗi thủ đoạn Trương Mỹ Lan sử dụng để “rút ruột” hơn 304 ngàn tỷ từ SCB Theo Vietstock
2023-11-19 10:30:05
more 
847

Vietstock - Chuỗi thủ đoạn Trương Mỹ Lan sử dụng để “rút ruột” hơn 304 ngàn tỷ từ SCB

Tập hồ sơ dài 300 trang kết luận điều tra vụ đại án Vạn Thịnh Phát từ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã hé lộ thủ đoạn bị can Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTPGroup) – đã sử dụng để chiếm đoạt hơn 300 ngàn tỷ đồng thông qua gần 1,284 khoản vay tại Ngân hàng SCB.

Và đó là một chuỗi các thủ đoạn, gồm lập hồ sơ khống, pháp nhân "ma", tạo "ma trận" dòng tiền để trốn tránh sự truy vết của cơ quan điều tra.

Lập hồ sơ vay vốn, hợp thức việc “rút ruột” của

Kết quả điều tra xác định, đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bị can như Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung...  chỉ đạo các nhân vật tại , VTP cùng đơn vị thẩm định để thực hiện nhiều thủ đoạn khác nhau, bao gồm: tạo lập khách hàng vay vốn khống; thuê,nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay vốn khống; đưa tài sản đảm bảo được định giá trị.

Tất cả nhằm tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định để che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, phục vụ mục đích “rút ruột” .

Hầu hết các khoản vay của - Tập đoàn được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau. Mặc dù trên hồ sơ thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại đã được thực hiện trước khi các hợp đồng được hoàn thiện.

Nếu theo quy trình thông thường, ngân hàng chỉ được giải ngân khi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm. Nhưng thực tế với hơn 1,284 khoản vay của - Tập đoàn còn dư nợ, hơn 50% (684 khoản vay với tổng dư nợ gần 383 ngàn tỷ đồng cả gốc lẫn lãi) chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản.

Lập công ty “ma”, thuê người vay khống

Gần 1.3 ngàn khoản vay của và do 875 khách hàng vay vốn đứng tên, gồm 440 cá nhân, 435 pháp nhân. Tất cả đều do chỉ đạo nhóm đối tượng tại thành lập, thuê hoặc nhờ người đứng tên.

Các pháp nhân hầu hết là các pháp nhân “ma", do chỉ đạo hai đối tượng chính là Nguyễn Ngọc Dương và Nguyễn Phương Anh, Tổng Giám đốc (TGĐ) và Phó TGĐ Công ty Sài gòn Peninsula thực hiện.

Dương và Phương Anh chỉ đạo Bùi Đức Khoa, Nguyễn Thị Khánh Vân và Trần Thị Kim Chi là đầu mối chính tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện theo pháp luật, cổ đông, thành viên CTCP, Công ty TNHH, tìm địa chỉ đặt trụ sở Công ty, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với yêu cầu rút vốn.

Các Công ty này thành lập thực chất không có hoạt động kinh doanh gì, nhưng để tránh sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, Dương và Phương Anh giao cho một số nhân viên kế toán quản lý, báo cáo thuế, nghe điện thoại theo số đã đăng ký, quản lý con dấu như một công ty đang hoạt động.

Đối với cá nhân, cũng chỉ đạo nhân viên đứng tên hoặc nhờ người họ đứng tên. Ngoài ra, gián tiếp thông qua 2 đối tượng Dương và Phương Anh chỉ đạo các đối tượng tìm thuê người đứng tên các khoản vay, đứng tên tài sản đảm bảo để đưa vào thế chấp tại ngân hàng. Danh sách các cá nhân, pháp nhân đứng tên sẽ được giao cho một số nhân viên theo dõi, khi cần sử dụng sẽ do Dương và Phương Anh chỉ đạo rút tiền hoặc vay vốn.

Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, và đã thành lập hàng ngàn pháp nhân, sử dụng hàng ngàn cá nhân làm đại diện pháp luật, đứng tên cổ đông, đứng tên ký hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền của Ngân hàng .

Sở dĩ “kho” đứng tên này ngày càng phình to ra vì phải thành lập nhiều pháp nhân, “dựng” nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC sẽ không có dư nợ tín dụng lớn. Nếu sử dụng pháp nhân, cá nhân cũ, sẽ cho ra khoản vay rất lớn, không đủ điều kiện để lập được hồ sơ vay vốn.

Hầu hết cá nhân cho biết chỉ đứng tên ký chứng từ, hồ sơ, không được thụ hưởng, sử dụng tiền, cũng không biết mình có số nợ rất lớn như vậy. Tương tự, các cá nhân đứng tên tài sản bảo đảm cho biết chỉ đứng tên hộ, không phải tài sån của họ.

Bên cạnh Dương và Phương Anh, còn nhóm đối tượng tại được xác định có liên quan đến chuỗi thủ đoạn ký hợp thức hồ sơ vay vốn khống. Trong đó có Trương Huệ Vân, là cháu của , quản lý điều hành Công ty trong Tập đoàn ; Nguyễn Phi Long, Đặng Quang Nguyên, TGĐ và Phó TGĐ Công ty Lavifood; Dương Tấn Trước, Cao Việt Dũng, Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT Công ty Tường Việt; Chu Lập Cơ, Chủ tịch CTCP Đầu tư Times Square, Bùi Đức Khoa, Phó TGĐ CTCP Natural Land; Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Khánh Vân, nhân viên Tập đoàn ; Nguyễn Thanh Tùng, Đào Chí Kiên, Chủ tịch, và Phó TGĐ CTCP Dầu khí Đông Phương.

Thao túng công ty thẩm định giá, nâng khống tài sản, đưa tài sản không đủ pháp lý

Thủ đoạn của muốn thành công phải có sự tiếp tay của các đối tượng tại các công ty thẩm định giá. Cơ quan điều tra kết luận các công ty này đã thông đồng với nhóm đối tượng tại để phát hành các Chứng thư Thẩm định giá, nhằm hợp thức các hồ sơ vay vốn của nhóm .

Trong đó, lãnh đạo Ngân hàng gồm TGĐ Võ Tấn Hoàng Văn, Quyền TGĐ Trương Khánh Hoàng, Phó TGĐ , Trần Thị Mỹ Dung đã chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp cho cấp dưới là Lê Văn Chánh, Lê Anh Phương, Bùi Ngọc Sơn để liên hệ với các Công ty Thẩm định giá gửi thông tin về tài sản, trị giá tài sản bảo đảm cần định giá theo yêu cầu của .

Nhóm đối tượng liên quan tại các Công ty Thẩm định giá, thẩm định viên, cá nhân môi giới dù không thực hiện thẩm định nhưng đã phát hành các Chứng thư Thẩm định giá tài sản theo yêu cầu để thông đồng, hợp thức thủ tục vay vốn, nâng khống giá trị.

Kết quả điều tra xác định, có 7 cá nhân là đại diện pháp luật, thẩm định viên của 5 Công ty Thẩm định giá - gồm Công ty Tầm Nhìn Mới, Công ty MHD, Công ty Thiên Phú, Công ty Exim và Công ty DATC – đã có hành vi thông đồng giúp sức cho các đối tượng tại để lập hồ sơ vay vốn khống.

Bên cạnh đó, và các đồng phạm đã dùng tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá trị lên nhiều lần sử dụng để rút vốn vay tại . Trong các khoản vay của nhóm , có 1,166 mã tài sản có giá trị sổ sách được ghi nhận, phân bổ là gần 1.3 triệu tỷ đồng.

Trong đó, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân định giá 726/1,166 mã tài sản có giá trị sổ sách phân bổ toàn bộ là 643 ngàn tỷ đồng thì giá trị định giá lại được phân bổ là gần 254 ngàn tỷ đồng; 440 mã có giá trị sổ sách ghi nhận, phân bổ là hơn 622 ngàn tỷ, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân không định giá vì lý do các tài sản là cổ phần cổ phiếu, quyền tài sản, bất động sản không đủ hồ sơ, pháp lý tài sản...

Ví dụ điển hình là các khoản vay liên quan đến tài sản bảo đảm là dự án Mũi Đèn Đỏ. Theo đó, đã giải ngân 137 khoản vay cho 100 khách hàng, còn dư nợ gần 134 ngàn tỷ đồng cả gốc lẫn lãi (chiếm 22% tổng dư nợ gốc của nhóm tại ). Tài sản bảo đảm trên sổ sách là 584,487 tỷ đồng, gồm phần vốn góp, cổ phần là hơn 433 ngàn tỷ; quyền tài sản phát sinh từ dự án là 147,650 tỷ đồng; các bất động sản, quyền tài sản khác là hơn 3.3 ngàn tỷ đồng.

Trong khi đó, Hoàng Quân chỉ định giá trị: 22 ngàn tỷ đồng; Tài sản bảo đảm là phần vốn góp, cổ phân không định giá được (vì cổ phần đã định giá trị vào quyền tài sản phát sinh từ dự án mũi đèn đỏ là 18.317 tỷ đồng); Quyền tài sản phát sinh từ dự án Mũi Đèn Đỏ là 18.3 ngàn tỷ đồng; Các bất động sản khác: là 3.686 tỷ đồng. đánh giá về tài sản bảo đảm đủ căn cứ pháp lý để trích lập dự phòng rủi ro với giá trị là 17.6 ngàn tỷ đồng, trong đó, quyền tài sản phát sinh từ dự án Mũi Đèn Đỏ là 17.6 ngàn tỷ đồng, các bất động sản khác là 0 đồng.

Ngoài ra, còn thực hiện việc rút ruột thông qua việc hoán đổi, rút tài sản đảm bảo ra khỏi ngân hàng dể sử dụng cho mục đích cá nhân. Kết quả điều tra xác định có 240 tài sản đảm bảo trên 430 khoản vay bị hoán đổi, giá trị từ 487 ngàn tỷ đồng bị hoán đổi thành 278 tài sản đảm bảo, giá trị là 352 ngàn tỷ đồng (Hoàng Quân chỉ định giá được 260 trong số này, tổng giá trị 108 ngàn tỷ đồng).

67 tài sản được xuất hẳn ra khỏi hệ thống quản lý của , chuyển cho nhóm sở hữu như tòa Sherwood Resident tại Pasteur, Tòa nhà 66 Phó Đức Chính. Một số được chuyển nhượng hoặc chuyển sở hữu nước ngoài, không thể kê biên hoặc phong tỏa.

Lập đơn vị cho vay thuộc chỉ để giải ngân

Từ năm 2020, đã chỉ đạo Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, Võ Tấn Hoàng Văn, TGĐ cho lập một số đơn vị có chức năng cho vay trực thuộc hội sở để tránh sự kiểm soát của NHNN.

Tháng 3/2020, Văn đã lập tờ trình đề nghị, Thành ban hành quyết định thành lập 03 Đơn vị cho vay chỉ để phục vụ giải ngân cho các khoản vay của , gồm: Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối doanh nghiệp (có đơn vị trực thuộc là Hub kinh doanh trực tiếp khách hàng doanh nghiệp), Kênh kinh doanh trực tiếp thuộc Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân (có đơn vị trực là Hub cho vay bất động sản Hồ Chí Minh 2).

Đáng chú ý là cả 3 đơn vị này được lãnh đạo giao giải quyết các khoản vay như các chi nhánh. Điểm khác biệt là các đơn vị trực thuộc quản lý điều hành của Hội sở , không có con dấu riêng mà sử dụng con dấu của đơn vị khác khi hoạt, không có bộ phận kho quỹ riêng.

Từ 03/06/2020-24/06/2022, 3 đơn vị đã giải ngân cho nhóm với 296 khách hàng với 396 khoản vay. Tính đến ngày 17/10/2022, nợ gốc và lãi 213 ngàn tỷ đồng (chiếm 38.27% dư nợ gốc). Hiện tại, 3 đơn vị trên đã bị giải thể hoạt động.

"Ma trận" rút tiền

Để hợp thức việc rút tiền, tránh các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết theo dòng tiền, chỉ đạo Phương Hồng, Khánh Hoàng, Mỹ Dung phía phối hợp với Dương và Phương Anh (phía ) sử dụng các phương án vay vốn khống để giải ngân, chuyển tiền vào tài khoản của các cá nhân, pháp nhân “ma”, hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.

Khi cần tiền, cho Phương Hồng và Mỹ Dung chỉ đạo Bùi Văn Dũng (lái xe của Lan) đến Chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Trong đó, Phương Hồng, Mỹ Dung liên hệ với Phương Anh để yêu cầu cung cấp pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền, đồng thời chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, Giám đốc Phòng dịch vụ khách Wholesale, Chi nhánh Sài Gòn phối hợp thực hiện.

Thảo sau khi nhận thông tin sẽ lập phiếu chi và các thủ tục để hoàn tất nghiệp vụ rút tiền mặt. Phương Anh chỉ đạo các nhân viên kế toán được giao quản lý các công ty “ma” lập các chứng từ rút tiền (ủy nhiệm chi, Giấy rút tiền...) đồng thời hẹn các cá nhân hoặc đại diện pháp nhân đến Ngân hàng để ký chứng từ rút tiền.

Thảo chỉ đạo Trần Thị Thúy Ái, Kiểm soát viên ngân quỹ Chi nhánh Sài Gòn xuất tiền mặt khỏi quỹ để giao cho Dũng, sau đó vận chuyển tiền về nhà cho tại Tòa nhà Sherwood tại 127 Pasteur, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh giao cho Trần Thị Hoàng Uyên – người theo chỉ đạo của Lan giao tiền cho những người đến nhận; hoặc Dũng vận chuyển tiền về Tập đoàn tại 193-203 Trần Hưng Đạo, Quận 1, ,  hoặc chuyển tiền trực tiếp cho các cá nhân theo chỉ đạo của .

Kết quả điều tra cho thấy, số tiền được rút ra theo chỉ đạo của thông qua Uyên là gần 109 ngàn tỷ đồng và hơn 14.7 . Các khoản tiền không chỉ từ khoản vay tín dụng, mà còn từ phát hành trái phiếu.  

Lúc chưa cần sử dụng tiền mặt, chỉ đạo cấp dưới sử dụng các pháp nhân/cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng để nhận tiền, chuyển tiền từ các Công ty được giải ngân sang tài khoản của các pháp nhân, cá nhân này, khi cần sử dụng sẽ lập ra các phương án chuyển tiền lòng vòng, chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của .

Bán nợ xấu làm đẹp hồ sơ, mua chuộc cán bộ

Với các thủ đoạn như vậy, các khoản nợ gốc và lãi ngày càng phình to, phải hạch toán nợ xấu nhóm 5 và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bị hạn chế.

Để che giấu một phần số nợ xấu, giảm dư nợ tín dụng và có thể tiếp tục cho vay, giải ngân theo các hồ sơ “khống”, nhóm đã thực hiện thủ đoạn bán nợ xấu cho VAMC (Công ty quản lý tài sản) và bán nợ trả chậm cho chính các Công ty “ma” do nhóm Vạn Thịnh Phát thành lập.

Ngoài ra, do quá trình hoạt động của thường xuyên bị thanh tra, giám sát, nên để không bị phát hiện,   đã chỉ đạo các đối tượng tại mua chuộc cán bộ, Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TPHCM, Tổ trưởng Tổ giám sát tăng cường để bưng bít, che giấu sai phạm. Bên cạnh đó, chỉ đạo phân bổ các khoản vay của , từ việc tập trung giải quyết cho vay ở một số chi nhánh chính của sang một số chi nhánh khác (gồm: Đông Sài Gòn, Củ Chi, Tân Định ...) để làm giảm mức độ chú ý của lực lượng chức năng.

Giai đoạn 2017 - 2018, chịu sự thanh tra các hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng của Đoàn thành tra liên ngành, tập trung thanh tra tại chi nhánh Phạm Ngọc Thạch do đã phát hiện dấu hiệu sai phạm. Để che giấu, đối phó, đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng nói trên thực hiện việc tất toán khoản của tại chi nhánh này, tạo khoản vay mới ở nhi nhánh khác, sử dụng tiền để tất toán. Từ đó, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch phát sinh rất ít khoản vay của .

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Lan, Lan đã chỉ đạo Ngân hàng cho thành lập thêm các đơn vị cho vay mới (Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh cho vay bất động sản, Hub cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp) với đặc điểm là các đơn vị này chỉ có một bộ phận liên quan để lập hồ sơ cho vay, ký đóng dấu khoản vay (không có con dấu riêng, sử dụng con dấu của đơn vị khác), không có bộ phận ngân quỹ, kiểm tra kiểm soát sau cho vay.

Châu An

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。