Sẵn sàng tâm thế mới cho kịch bản tăng trưởng 2023 Theo Vietstock
2023-01-17 09:30:04
more 
204

Vietstock - Sẵn sàng tâm thế mới cho kịch bản tăng trưởng 2023

Triển vọng kinh tế năm 2023 được dự báo kém lạc quan hơn trước, nhiều đầu kéo tăng trưởng bắt đầu giảm tốc. Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế năm nay phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

Lo ngại đầu kéo giảm tốc

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, năm 2023, động lực tăng trưởng của kinh tế trong nước đến từ việc mở cửa của Trung Quốc, và các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, 2 đầu kéo là xuất khẩu và sản xuất công nghiệp đang giảm đà tăng trưởng.

Quý IV/2022, dù GDP tăng trưởng 5,92%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ tăng 3% so với cùng kỳ 2021. “Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh, lạm phát (CPI) còn gia tăng, giải ngân đầu tư công vẫn là thách thức (mới chỉ đạt 85% kế hoạch năm), thanh khoản thị trường ngân hàng còn eo hẹp. Có thể nói, doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn khi bước vào năm 2023”, TS Cấn Văn Lực nhận định.

Với doanh nghiệp, TS Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần cơ cấu lại, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, nhất là các gói hỗ trợ tài khóa; chương trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chung cư cũ, đầu tư công…

Về chính sách tài khóa, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, chính sách thiết kế tốt thì phải thực thi hiệu quả. Với Việt Nam, các chính sách tự động thực thi mà không cần qua bộ máy sẽ dễ thẩm thấu vào nền kinh tế, như việc giảm thuế có tác dụng ngay và có tác động thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Do đó, chuyên gia khuyến nghị, Quốc hội và Chính phủ cần linh hoạt hơn, có thể họp từng quý để đề xuất việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ để thực thi ngay.

Đa dạng hóa xuất khẩu

Ông Nguyễn Minh Cường, kinh tế trưởng của ADB cho rằng, phải đến hết quý II/2023, việc mở cửa của Trung Quốc mới tác động đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam ở các lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý, khi Trung Quốc quay lại, Việt Nam phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước này.

TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho rằng, năm 2023 sẽ rất khó khăn, dù vậy xuất khẩu vẫn là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Trong đó, mặt hàng nông sản vẫn có nhiều cơ hội, không bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái kinh tế thế giới. Ngược lại, dệt may hay sản phẩm linh kiện, điện tử sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố hơn các năm trước. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Tiến độ thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; cải cách và thúc đẩy các biện pháp tài khóa, tiền tệ là những vấn đề đáng lưu ý.

CIEM đưa ra 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt mức 6,47%. Xuất khẩu tăng 7,21% và thặng dư thương mại đạt 5,64 ; lạm phát sẽ ở mức 4,08%. Ở kịch bản lạc quan hơn, CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ tích cực hơn lên mức 6,83%, lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 3,69%. Xuất khẩu tăng 8,43% và thặng dư thương mại đạt 8,15 . Còn theo mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ, năm nay, tăng trưởng GDP kỳ vọng ở mức 6,5%.

Việt Linh

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。