Cuộc đua tăng lãi suất đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái
2022-09-19 18:05:17
more 
225
Cuộc đua tăng lãi suất đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái © Reuters

- Fed có vẻ sẵn sàng đẩy nền kinh tế Mỹ lâm vào 1 cuộc khủng hoảng nếu cần thiết nhằm kiềm chế lạm phát, trong khi các ngân hàng trung ương khác trên thế giới cũng sẵn sàng thực hiện các động thái tương tự dù đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế.

Chứng kiến lạm phát leo thang lên mức kỷ lục trong khi các động thái chống lạm phát chưa đủ quyết liêt, Fed và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới hiện cho thấy quyết tâm đẩy lùi lạm phát ngay cả khi đối mặt với nguy cơ kinh tế chậm tăng trưởng hay thậm chí suy thoái.

Dự báo tăng trưởng 2023 thấp hơn 

Nguồn: Bloomberg

Khoảng 90 ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trong năm nay, và một nửa trong số đó đã tăng ít nhất 75 điểm cơ bản trong mỗi đợt tăng lãi suất, và tăng không chỉ 1 lần,nhà kinh tế trưởng Ethan Harris của Bank of America Corp (NYSE:BAC). đã nhận xét đây là  “một cuộc thi xem ai tăng lãi suất nhanh hơn”.

Kết quả là chính sách tiền tệ được thắt chặt mạnh mẽ nhất trong vòng 15 năm qua - một sự khởi đầu mang tính bước ngoặt so với kỷ nguyên tiền giá rẻ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008  mà nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư đã coi đó là điều bình thường tất yếu. Theo JPMorgan Chase & Co (NYSE:JPM)., quý hiện tại sẽ chứng kiến ​​đợt tăng lãi suất lớn nhất của các ngân hàng trung ương lớn kể từ năm 1980, và điều này sẽ không dừng lại ở đó.

Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất

Tuần này, Fed dự kiến ​​sẽ tăng mức lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba, trong khi có 1 số lời kêu gọi tăng 100 điểm cơ bản sau khi lạm phát của Mỹ một lần nữa đạt mức 8% vào tháng 8. Ngân hàng Trung ương Anh được dự đoán sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản và dự kiến lãi suất cũng sẽ tăng ​​ở Indonesia, Na Uy, Philippines, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và các quốc gia khác.

... khi các ngân hàng trung ương có xu hướng tăng mạnh lãi suất …

Nguồn: Các ngân hàng trung ương, khảo sát của các nhà kinh tế Bloomberg

Tầng lớp người dân đều thừa nhận rằng càng tăng lãi suất cao để dập tắt lạm phát, thì nguy cơ chính phủ gây hại cho tăng trưởng kinh tế và việc làm càng lớn.

Chủ tịch Fed, Jerome Powell hồi tháng trước cho biết chiến dịch kiềm chế lạm phát của ông “sẽ gây ra 1 số khó khăn cho các hộ gia đình và doanh nghiệp”.

Thành viên Ban điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu Isabel Schnabel nói về "tỷ lệ thâm hụt", dùng để nói về thâm hụt sản lượng cần thiết để kiểm soát lạm phát. BOE dự đoán một cuộc suy thoái kinh tế của Vương quốc Anh sẽ diễn ra vào cuối năm nay và có thể kéo dài đến năm 2024.

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ gây phương hại cho nền kinh tế. Các nhà phân tích tại BlackRock Inc. cho rằng việc đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% của Fed sẽ đồng nghĩa với một cuộc suy thoái nghiêm trọng kéo theo tình trạng thất nghiệp của 3 triệu người, và việc đạt được mục tiêu của ECB sẽ đòi hỏi một sự thu hẹp lớn hơn nữa.

Nguyên nhân của sự biến động mạnh về kinh tế, không chỉ vì tình trạng lạm phát leo thang mà còn vì cuộc khủng hoảng năng lượng và các nguồn cung khác mà ngân hàng trung ương không thể kiểm soát.

Cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiếp diễn

Nguồn: Bloomberg

Tỷ lệ lạm phát tháng 8 của Mỹ cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước đã khiến thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh nhất trong hơn hai năm, do đặt cược vào chính sách thắt chặt hơn của Fed. Tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ Ray Dalio dự báo viễn cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm hơn 20% khi lãi suất tiếp tục tăng.

'Sự tín nhiệm là tất cả'

Các ngân hàng trung ương luôn muốn giữ cho nền kinh tế ổn định, nên có thể họ sẽ nới lỏng chính sách tại 1 số thời điểm nhưng quan trọng hơn là tránh lặp lại sai lầm của những năm 1970, khi những người tiền nhiệm của họ đã sớm nới lỏng tín dụng để đối phó với tình trạng nền kinh tế chậm tăng trưởng trong khi lạm phát chưa được đẩy lùi.

Điều đó cho thấy việc chống lạm phát bằng biện pháp tăng lãi suất vẫn là ưu tiên hàng đầu, bởi vì khi lạm phát tăng cao sẽ có nguy cơ gây ra những thiệt hại kinh tế lớn hơn trong dài hạn.

Anna Wong, nhà kinh tế trưởng tại Bloomberg Economics, ước tính rằng Fed cuối cùng sẽ tăng mức lãi suất cơ bản lên 5% - gấp đôi mức hiện nay - một động thái thắt chặt có thể khiến nền kinh tế mất 3,5 triệu việc làm và gây thêm khó khăn cho nền kinh tế.

Điều này nhiều khả năng khiến cho các ngân hàng trung ương khác trên thế giới thực hiện các chính sách thắt chặt hơn nữa tương tự.

Lãi suất tăng mạnh ở các quốc gia

Hơn 40 ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất ít nhất 75 điểm cơ bản trong một lần kể từ đầu năm 2022

Năm 2011, Powell đã mô tả tình trạng lạm phát chỉ là "nhất thời", khi ông và các đồng nghiệp dự đoán lãi suất sẽ chỉ cần tăng 75 điểm cơ bản vào năm 2022., tuy nhiên, Fed đã tăng gấp ba lần con số đó.

Tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết mức tăng lãi suất cao hơn khó có thể xảy ra đối với EU trong năm 2022 khi mức tăng lãi suất ở mức 75 điểm cơ bản trong tháng này và xem xét lặp lại vào tháng 10 năm nay.

Động thái đó khiến các nhà hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn trong việc giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.

Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng tại Nomura Holdings Inc., cho biết: “Uy tín rất quan trọng đối với các ngân hàng trung ương, và nó đã bị sụt giảm do lạm phát nhất thời bị sai lệch”, “Lấy lại uy tín là ưu tiên hàng đầu của họ ngay cả khi đối mặt với nguy cơ suy thoái- đó là bài học từ những năm 1970”.

Cần có thời gian để hạ kiềm chế lạm phát

Các nhà đầu tư dự đoán 1 cuộc suy thoái diễn ra tại Hoa Kỳ, lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ ngắn hạn đã tăng cao hơn mức dài hạn,trong khi 1 số nhà giao dịch trái phiếu đặt cược rằng Fed sẽ phải nới lỏng chính sách trong giai đoạn sau của 2023. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 đang hướng đến mức sụt giảm hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.

Lạm phát của Hoa Kỳ vẫn ở mức kỷ lục 8% trong tháng 8.

Một cuộc khảo sát của BofA đối với các nhà quản lý quỹ trong tháng này cho thấy kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu gần mức thấp nhất mọi thời đại.

Lý do cho sự lo ngại này là vì chính sách tiền tệ hoạt động với độ trễ. Trước tiên, nó khiến thị trường tài chính suy yếu, sau đó đến nền kinh tế, và cuối cùng là lạm phát. Vì vậy, việc lãi suất tăng cao lặp đi lặp lại gây nhiều nguy hại.

Harris làm việc tại BofA cho biết: “Cần có thời gian để hạ nhiệt lạm phát. Nếu chỉ tập trung vào chỉ số lạm phát hiện tại, chúng ta sẽ muộn trong việc ngăn chặn” chu kỳ thắt chặt. Harris nhận thấy Vương quốc Anh và EU sẽ rơi vào suy thoái trong quý 4 do khủng hoảng năng lượng ảnh hướng lớn đến các nền kinh tế châu Âu trong mùa đông này và ông dự kiến ​​một cuộc suy thoái của Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào năm tới.

Nền kinh tế Hoa Kỳ - và đặc biệt là thị trường việc làm - cho đến nay đã chứng tỏ khả năng phục hồi một cách đáng kinh ngạc, điều này có nghĩa Fed sẽ tăng lãi suất cao hơn nữa để hạ nhiệt nhu cầu.

Cựu Phó Chủ tịch Fed Donald Kohn cho biết: “Lạm phát và thị trường lao động đã chứng tỏ khả năng chống chọi với lãi suất cao hơn dự đoán của Fed”. "Vì vậy, họ cần phải tăng lãi suất ngay bây giờ".

Gần đây, việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách là điều không có gì phải bàn cãi. Lạm phát tăng vọt, thị trường lao động mạnh và lãi suất hiện vẫn ở mức thấp.

Cái giá cho cuộc chiến chống lạm phát ngày càng cao hơn khi tỷ giá cao bắt đầu tác động đến các nền kinh tế vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid và cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Chi phí đi vay ở nhiều nền kinh tế, bao gồm cả Mỹ, đang chuyển từ kích thích sang hạn chế. Đồng đô la tăng mạnh đang làm tổn thương các thị trường mới nổi mắc nợ. Nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga bị cắt giảm mạnh đang làm gia tăng nguy cơ đình lạm tại châu Âu, khi giá cả tăng cao còn suy thoái dần xuất hiện.

Chưa đến lúc để nới lỏng chính sách

Các nhà hoạch định chính sách hy vọng có thể thực hiện kiềm chế lạm phát mà không đẩy kinh tế vào suy thoái, và có thể nới lỏng chính sách sau đó, nhưng chính sách nới lỏng khó áp dụng ngay thời điểm hiện tại.

Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester phát biểu trên webcast MNI trong tháng này: “Chúng ta cần phải nghĩ đến điểm cân bằng tại 1 thời điểm nào đó.” “Nhưng đó không phải là điều cần cân nhắc vào thời điểm này mà là tương lai”.

Việc chỉ tập trung vào việc giảm lạm phát làm tăng khả năng Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ lạm dụng việc tăng lãi suất và đẩy nền kinh tế vào suy thoái.

Giáo sư David Blanchflower của Đại học Dartmouth, nhà hoạch định chính sách của BOE trước đây, cáo buộc các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang khiến nền kinh tế suy yếu để chống lại lạm phát vốn đã suy yếu.

Lạm phát một phần gây ra bởi chi phí năng lượng tăng cao ở châu Âu, yếu tố mà các chính phủ có rất ít hoặc không có khả năng kiểm soát, gây khó khăn cho các tính toán của các ngân hàng trung ương, tuy nhiên vẫn không ngăn ECB hoặc BOE tăng lãi suất.

Maurice Obsfeld, cựu kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho biết các ngân hàng trung ương thế giới đang có xu hướng hỗ trợ cho thị trường tiền tệ.

“Các chính phủ đang củng cố các tác động chính sách của nhau”, Obsfeld, người hiện là thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho biết chính phủ các nước đang can thiệp nhằm củng cố sức mạnh đồng nội tệ và xuất khẩu lạm phát ra nước ngoài.

Đồng đô la tăng sức mạnh

Năm nay, sức mạnh đồng đô la đã tăng so với các đồng tiền khác trên thế giới.

Nguồn: Bloomberg

Kể từ năm 1980, nền kinh tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 3,4%. Hiện nay, với việc thắt chặt tiền tệ cộng thêm những tác động từ Covid-19 và cuộc chiến của Nga, Obsfeld nhận thấy nguy cơ kinh tế thế giới có thể giảm tốc khi tăng trưởng ở mức "ở đâu đó khoảng 1%."

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh, phát biểu tại Viện Hoover: "Chúng ta đang tạo ra một cuộc suy thoái toàn cầu".

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。