Ngân hàng Thế giới dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%. Thị trường 10/8
2022-08-10 11:05:08
more 
523
Ngân hàng Thế giới dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%. Thị trường 10/8 © Reuters

– Đối mặt với lo lắng lạm phát tăng cao, thiếu hụt lao động, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%. NHNN sẽ phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022, liệu ngân hàng nào sẽ được nới 'room' nhiều nhất trong những tháng cuối năm? Giảm thuế nhập khẩu có giúp giá xăng giảm mạnh? Dưới đây là nội dung chính 3 tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay, thứ Tư ngày 10/8.

1. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP Việt Nam năm 2022 tăng 7,5%

trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 8/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) năm 2022 sẽ đạt 7,5%.

Trong các dự báo trước đó, vào tháng 4-2022, khi công bố báo cáo tổng quan về Việt Nam, WB dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,5%. Đến tháng 6-2022, WB tiếp tục công bố báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu với mức tăng trưởng kinh tế dự báo của Việt Nam đạt 5,8%.

Điều đó cho thấy quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong 6 tháng vừa qua, nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, bất chấp những cú sốc và tình trạng bất định gia tăng gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên lộ trình phục hồi.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rủi ro lạm phát gia tăng, tình trạng thiếu hụt lao động, ngoài ra là tâm lý lo ngại về các biến chủng mới của COVID-19 gây ra các đợt dịch cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Nếu kịch bản trên xảy ra, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Ngân hàng nào sẽ được nới 'room' nhiều nhất trong những tháng cuối năm?

Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tăng trưởng tín dụng đến ngày 26/7 đạt 9,42%. Với mục tiêu tăng trưởng 14%, trong hơn 5 tháng cuối năm, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế còn có thể tăng thêm gần 4,6%, tương đương quy mô khoảng 478.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều đã cạn hạn mức tăng trưởng tín dụng được tạm cấp từ đầu năm, giới chuyên môn kỳ vọng NHNN sẽ có một đợt nới ''room'' vào cuối quý III hoặc đầu quý IV để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14%.

Đại diện NHNN từng nhiều lần cho biết sẽ không thay đổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay và việc cấp ''room'' sẽ dựa trên chất lượng tài sản, quy mô hoạt động của từng ngân hàng. Trong báo cáo về hoạt động điều hành tín dụng mới đây, NHNN cho biết đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD.

Ngoài ra, MB và Vietcombank cũng đang là bên tiếp nhận bắt buộc một tổ chức tín dụng vì vậy nhiều khả năng hai ngân hàng này sẽ được phân bổ hạn mức tín dụng ở mức cao trong nửa còn lại của năm 2022 và trong các năm tới. Vietcombank có thể được nới ''room'' tín dụng lên khoảng 19%, trong khi tăng trưởng cho vay khách hàng của MB có thể đạt khoảng 25%.

Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HM:VPB) cũng có thể được nới ''room'' cao hơn mặt bằng chung khi ngân hàng này đã sử dụng hết hạn mức được tạm cấp từ đầu năm và có kế hoạch nhận chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém.

Ở chiều ngược lại, các ngân hàng trong diện cảnh báo có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực rủi ro như đầu cơ bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có thể bị hạn chế ''room'' tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải hơn để bảo đảm hạn chế rủi ro hệ thống.

3. Giảm thuế nhập khẩu có giúp giá xăng giảm mạnh?

Tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP ban hành ngày 8/8 về sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, Chính phủ quyết định giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mặt hàng xăng.

Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%. Năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của Việt Nam là 475,26 triệu USD; trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với Việt Nam là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp. Việc giảm thuế MFN về 10% cũng là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác, trong bối cảnh vẫn lo ngại về nguồn cung.

Statement:
The content of this article does not represent the views of fxgecko website. The content is for reference only and does not constitute investment suggestions. Investment is risky, so you should be careful in your choice! If it involves content, copyright and other issues, please contact us and we will make adjustments at the first time!

Related News

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。